I. Phế liệu là gì?
Phế liệu chính là những sản phẩm bị loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng đã được thu hồi, phân loại, lựa chọn để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.
Giá thành nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài rất rẻ kèm theo nhu cầu nhập khẩu với mục đích tái chế phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất, nhiều nhà nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay rất quan tâm chủ yếu các sản phẩm như: Thép, nhôm, đồng, các loại nhựa… Vậy xin giấy phép nhập khẩu về Việt Nam có khó không ? có những quy định như thế nào? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết sau.
II. Điều kiện để nh ập khẩu phế liệu hiện nay
Lưu ý rằng phế liệu không phải là mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên lại thuộc diện hàng hóa hạn chế nhập khẩu. Do đó, các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phế liệu về Việt Nam cần phải xin giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Căn cứ Luật bảo vệ môi trường 2020-
1/ Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2/ Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
- Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;
- Có giấy phép môi trường
- Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;
- Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
3/ Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Căn cứ Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Điều 45. Yêu cầu về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho dự án đầu tư, cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường. Một số yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường cụ thể được quy định như sau:
a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.
b) Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
c) Điều kiện về kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
- Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
Có hệ thống thu gom nước mưa riêng; có hệ thống thu gom và xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải theo quy định;
Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín, chống thấm, chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy; có mái che nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong;
- Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải theo quy định;
Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín, chống thấm, chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.
Có giấy phép môi trường, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất hoặc giấy phép môi trường thành phần là giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại khoản 18 Điều 168 Nghị định này và trường hợp nhập khẩu phế liệu phát sinh từ hoạt động của khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
5/ Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 46 Nghị định này.
6/ Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan quản lý cửa khẩu nhập hoặc cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu; được lựa chọn địa điểm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc tại cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu hoặc tại cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu. Phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa (E-Manifest) có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản 4 Điều này còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên E-Manifest có Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu ghi trên E-Manifest theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 46 Nghị định này.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra các thông tin quy định tại điểm a và b khoản này trước khi cho phép dỡ phế liệu xuống cảng.
7/ Đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
- Tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bao gồm: Tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật; tổ chức giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường được cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đã đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy định của Chính phủ về điều kiện kinh doanh đánh giá sự phù hợp và các quy định của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành.
8/ Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất khai thông tin, nộp hồ sơ chứng từ điện tử và làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan. Ngoài những hồ sơ theo quy định của pháp luật về hải quan, hồ sơ phế liệu nhập khẩu phải có các tài liệu sau đây:
- Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả phế liệu;
- Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu (bản quét từ bản chính có xác thực chữ ký điện tử của tổ chức, cá nhân nhập khẩu);
- Chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu;
- Văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định này.
9/ Tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có trách nhiệm như sau:
- Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản 4 Điều này;
- Sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Nghị định này;
- Phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; phối hợp với hiệp hội ngành nghề thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định; thanh toán toàn bộ các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm.
10/ Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật đánh giá sự phù hợp và chứng nhận, thừa nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất quy định tại Điều này.
>> Xem thêm: Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Nhập Khẩu Phế Liệu
III. Hướng Dẫn Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Phế Liệu
Để có thể được cấp phép nhập khẩu phế liệu về Việt Nam thì bên nhập khẩu cần phải làm các bước như sau để xin được giấy phép:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đến các cơ quan có thẩm quyền để được xem xét và cấp giấy phép ( có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện )
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Tùy theo từng trường hợp mà Bộ Tài nguyên và môi trường hoặc Sở Tài nguyên và môi trường sẽ có trách nhiệm xử lý hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu phế liệu. Trong thời gian 5 ngày làm việc, bên cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra quyết định có được cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu hay không
Bước 3: Tiến hành trả kết quả, nếu như hồ sơ đã hợp lệ và đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ được cấp giấy phép sau 15 ngày làm việc.
III. Lưu ý Khi Làm Hồ Sơ Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Phế Liệu
1. Kiểm tra thông tin về Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu
- Căn cứ thông tin số Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu trên tờ khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu với thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng thông tin một cửa quốc gia, nếu có thì thực hiện tiếp các thủ tục; nếu không có thông tin về Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng thông tin một cửa quốc gia thì thực hiện việc xác minh theo hướng dẫn tại khoản 4 công văn số 13151/BTC-TCHQ ngày 26/10/2018 của Bộ Tài chính làm cơ sở để thực hiện các thủ tục tiếp theo, đồng thời báo cáo về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) để xem xét, cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý phế liệu nhập khẩu.
- Kiểm tra đối chiếu thông tin: tên tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất/tên tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu; tên và địa chỉ cơ sở sử dụng phế liệu để sản xuất/địa chỉ kho, bãi lưu giữ phế liệu; tên phế liệu; mã HS; khối lượng được phép nhập khẩu; thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu.
- Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác thì kiểm tra bản sao hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu. Lưu ý không thực hiện thủ tục hải quan đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu ủy thác phế liệu được cấp Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu từ ngày 17/9/2018.
2. Kiểm tra Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu:
- Giấy xác nhận ký quỹ do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu cấp và là bản sao chứng thực.
- Thời gian thực hiện ký quỹ phải ít nhất 15 ngày làm việc trước khi tiến hành thủ tục thông quan phế liệu nhập khẩu.
3. Số tiền ký quỹ theo quy định
+ Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
+ Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
+ Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn sắt, thép phế liệu trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
+ Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
+ Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
+ Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn giấy phế liệu và nhựa phế liệu trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
+ Đối với các loại phế liệu không thuộc các loại nêu trên thì số tiền được quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Căn cứ Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu do Sở Tài nguyên và Môi trường nơi doanh nghiệp có nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc bản chính do người khai hải quan nộp, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu với các thông tin trên tờ khai hải quan, bộ hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan hải quan để quyết định thông quan.
Như vậy, Vestal Shipping đã tổng hợp các thông tin liên quan đến việc ” xin giấy phép nhập khẩu phế liệu và các lưu ý “, nếu quý bạn đọc có thắc mắc, hoặc muốn tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:
Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Biển Vestal Shipping
- Địa Chỉ: 157 Đào Duy Anh, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0913 792 345 (Ms.Amy Tho) – 0919 060 101 (Mr.Phú)
- Wesbite: https://vestalshipping.com.vn/