Việt Nam là một thị trường tiêu thụ rượu lớn, xu hướng dùng các loại rượu ngoại rất nhiều. Rượu nhập khẩu không chỉ đáp ứng nhu cầu đa dạng về loại hình và chất lượng mà còn mang đến trải nghiệm mới cho thị trường nội địa. Các loại rượu nhập khẩu vào Việt Nam như rượu vang, rượu mạnh, rượu bia…
Rượu là mặt hàng có quy định khá khắt khe và thủ tục rườm rà khi nhập khẩu. Do đó, thủ tục nhập khẩu rượu được nhiều người đánh giá tương đối phức tạp, từng loại rượu lại có quy định nhâp khẩu khác nhau. Đối với người không có kinh nghiệm, nhập khẩu lần đầu, thay vì tự thực hiện nhập khẩu thì bạn nên sử dụng dịch vụ khai báo hải quan được các công ty Logistics để hạn chế được những sai sót, thủ tục nhanh gọn, tránh phát sinh nhiều chi phí
> Xem thêm:
Thủ Tục Nhập Khẩu Chân Gà Đông Lạnh 2024
Thủ Tục Nhập Khẩu Thực Phẩm Đông Lạnh
I. Quy định pháp luật khi nhập khẩu Rượu
Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu rượu về Việt Nam thì cần phải nắm được và thực hiện đúng theo các chính sách hiện hành dưới đây:
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
- Thông tư 11/2021/TT- BNN&PTNT ngày 20/09/2021
- Công văn 6358/TCHQ-GSQL ngày 28/12/2018
- Quyết định số 4755/QĐ-BCT ngày 21/12/2017
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
- Nghị định số 43/2017 NĐ-CP ngày 14/04/2017
Theo các văn bản pháp luật trên thì rượu không thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi nhập khẩu mặt hàng này thì doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:
- Rượu khi nhập khẩu cần phải kiểm tra chất lượng nhà nước.
- Xin giấy phép của Bộ Công Thương nếu nồng độ cồn trên 5.5
- Chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng
- Khi nhập khẩu cần phải làm công bố vệ sinh ATTP.
- Dán tem rượu trước khi lưu thông ra thị trường
- Ngoài thuế nhập khẩu, VAT thì rượu nhập khẩu là mặt hàng cần phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 55% đến 65%.
II. Mã Hs code khai báo hải quan Rượu và thuế nhập khẩu Rượu tại Việt Nam
1. Mã HS Code khai báo hải quan nhập khẩu Rượu
Căn cứ vào Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 có thể xác định rượu thuộc Chương 22 – Đồ uống, rượu và giấm. Cụ thể, mã HS của rượu thuộc nhóm 2204, 2205, 2206, 2207, 2208. Doanh nghiệp cần dựa vào đặc tính, thành phần và nồng độ của loại rượu nhập khẩu để áp mã Hs nào sao cho phù hợp.
2. Thuế nhập khẩu Rượu 2024
Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và VAT:
- Thuế VAT: 8%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 50%-55%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D (từ các nước Đông Nam Á): 0%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form E (từ Trung Quốc): 0%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ Nhật: 65%
- Thuế TTĐB: 35-65%
III. Các chứng từ, hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu rượu
- Hồ sơ mở tờ khai Hải quan
- Giấy phép đăng kí kinh doanh
- Giấy phép phân phối rượu
- Hồ sơ công bố
- Bộ chứng từ: Hợp đồng, Commercial Invoice, Packing List, Bill of lading hoặc Air Waybill.
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng gồm: Bộ chứng từ lô hàng, đơn đăng ký kiểm tra chất lượng, bản công bố của sản phẩm, công văn xác nhận nồng độ
- Hồ sơ công bố an toàn thực phẩm
- Hồ sơ mua tem & cấp tem: Giấy nộp tiền tem, đơn cấp tem, bộ chứng từ lô hàng
IV. Hồ sơ công bố ATTP cho rượu nhập khẩu
Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 thì mặt hàng rượu nhập khẩu cần phải làm công bố ATTP khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ (Toàn bộ hồ sơ đều phải viết bằng tiếng Việt)
- Bản công bố sản phẩm.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate).
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp phải tự đăng ký và test mẫu với cơ quan, trung tâm có thẩm quyền của Bộ Y tế.
Bước 2: Nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả công bố
- Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ về bộ Y tế hoặc thực hiện khai trên hệ thống một cửa quốc gia.
- Hồ sơ sẽ được cơ quan của bộ Y tế tiếp nhận và kiểm tra. Trong thời gian chờ đợi doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi hồ sơ để kịp thời bổ sung nếu có phát sinh.
Lưu ý: Thủ tục công bố ATTP cần làm trước khi tiến hành nhập khẩu, bởi thời gian có kết quả công bố thường rất lâu có thể kéo dài tới 30 ngày. Để rút ngắn thời gian và cần chúng tôi thực hiện đăng kí hồ sơ xin hãy liên hệ
V. Thủ tục xin giấy phép phân phối rượu nhập khẩu
Để hoàn thiện thủ tục nhập khẩu rượu tại thị trường Việt Nam, ngoài việc phải kiểm tra an toàn chất lượng sản phẩm, Quý doanh nghiệp cần phải xin giấy phép phân phối rượu được Bộ Công Thương cấp phép.
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép phân phối rượu bao gồm
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao có chứng thực).
- Bảng kê trang thiết bị của kho hàng.
- Đề án buôn rượu
- Hồ sơ pháp lý của 03 thương nhân là đại lý phân phối/01 tỉnh. Ít nhất là 6 tỉnh thành. Cụ thể: Hợp đồng đại lý phân phối; Giấy phép bán buôn hoặc bán lẻ của từng đại lý; Giấy phép đăng ký kinh doanh của từng đại lý.
- Hợp đồng thuê kho (Diện tích từ 300 m2 trở lên)
- Giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường của kho hàng (Bản sao có chứng thực ).
- Giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (Bản sao có chứng thực ).
- Giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường (Bản sao có chứng thực ).
- Hợp đồng thuê xe có trọng tải từ 500 kg trở lên (của tối thiểu 03 xe)
- Xác nhận số dư tài khoản công ty tối thiểu là 1 tỷ
- Đơn xin cấp phép
- Hồ sơ được đóng thành quyền lập thành 02 bộ nộp về Bộ công thương để xin xét duyệt.
Lưu ý: Sau khi nhập khẩu rượu về Việt Nam, để bán lẻ rượu vang, Quý doanh nghiệp cần có Giấy phép bán lẻ rượu. Lưu ý kiểm định kỳ đối với sản phẩm theo quy định: Nếu thời hạn của giấy phép là 5 năm kiểm 6 tháng/01 lần; thời hạn 5 năm kiểm định kỳ là 12 tháng/01 năm
2. Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu rượu
Bước 1: Doanh nghiệp khai báo tờ khai Hải quan thông qua hệ thống điện tử
Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng nhập khẩu
Bước 3: Nộp thông tin tờ khai và chứng từ cho cơ quan Hải quan
Bước 4: Đăng ký mua tem rượu, xin cấp và dán tem rượu
Bước 5: Kiểm hóa thực tế hàng hóa.
Bước 6: Cơ quan Hải quan thông quan và tiến hành lấy hàng.
VI. Những lưu ý khi nhập khẩu rượu
Trong quá trình nhập khẩu, Qúy khách cần lưu ý những điều sau:
- Rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định;
- Rượu chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế;
- Khi kiểm tra hồ sơ, công chức hải quan phải kiểm tra đối chiếu các thông tin sau: Tên rượu, tên Nhà cung cấp nước ngoài trên tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, chứng từ chứng nhận an toàn thực phẩm với Giấy phép phân phối rượu do Bộ Công Thương cấp.
Có thể thấy, nhập khẩu được một lô hàng Rượu khá rắc rối và nhiều quy trình rất phức tập. Do đó tìm kiếm một công ty uy tín, có đầy đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ giúp doanh nghiệp có được nhiều tiện ích.
VII. Tại sao lại sử dụng dịch vụ hải quan nhập khẩu Rượu của Vestal Shipping?
- Giải quyết nhanh chóng giấy tờ, thủ tục:
- Đảm bảo sự chính xác của các loại giấy tờ khai báo, hạn chế trường hợp sai sót giấy tờ có thể xảy ra trong quá trình thực hiện khai báo thủ tục.
- Tiết kiệm tối đa chi phí: Vestal Shipping luôn cố gắng tối ưu các khoản phí giúp doanh nghiệp, khách hàng không cần chi trả thêm khoản chi phí phát sinh nào trong quá trình thực hiện.
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu rượu trọn gói. Vestal Shipping tự tin đem đến sự chuyên nghiệp, uy tín, hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho khách hàng, doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Thông tin liên hệ:
Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Biển Vestal Shipping
- Địa Chỉ: 157 Đào Duy Anh, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0913 792 345 (Ms.Amy Tho) – 0919 060 101 (Mr.Phú)
- Wesbite: https://vestalshipping.com.vn/