Đèn Led hay còn gọi bóng đèn Led, là đèn điện được sử dụng trong các thiết bị chiếu sáng, tạo ra ánh sáng bằng cách sử dụng một hoặc nhiều diode phát quang (Led). Đèn Led có tuổi thọ cao hơn nhiều lần so với đèn sợi đốt tương đương và hiệu quả hơn hầu hết các loại đèn huỳnh quang
Hiện nay trong nước có các thương hiệu đèn Led nổi tiếng kể đến như Rạng Đông, Điện Quang… Song đó, tiềm năng nhập khẩu đèn Led là rất lớn vì giá thành cạnh tranh, tính năng đa dạng được nhiều nhà nhập khẩu đang rất quan tâm. Tuy nhiên, khi nhập khẩu đèn Led phải chuẩn bị nhiều giấy tờ, nhiều điểm lưu ý và làm hàng loạt các thủ tục hải quan. Để gỡ rối thủ tục và thực hiện nhanh chóng cho Qúy khách thì dưới đây là bài viết chia sẽ của chúng tôi về thủ tục Hải quan nhập khẩu đèn Led !
>> Xem thêm:
Thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt
Thủ tục hải quan nhập khẩu vải
I. Quy định pháp luật nhập khẩu đèn Led 2024
– Luật Hải quan số 54/2014/QH13: Quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát và kiểm soát hải quan.
– Nghị định số 74/2018/NĐ-CP: Quy định về chứng nhận và công bố hợp quy đối với các sản phẩm hàng hóa.
– Thông tư 07/2017/TT-BKHCN: Hướng dẫn việc công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2.
– Quyết định 3810/QĐ-BKHCN: Công bố danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về đèn LED.
Theo những văn bản pháp luật trên thì mặt hàng đèn Led mới không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với mặt mặt hàng cũ, đã qua sử dụng thì cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Khi làm thủ tục nhập khẩu phải thực hiện công bố và kiểm tra chất lượng hàng hóa kèm theo dãn nhãn hiệu suất năng lượng.
II. Mã Hs code và thuế suất nhập khẩu Đèn Led các loại
Qúy khách nên xác định đúng mã Hs code ngay từ đầu để xác định đúng thuế VAT và thuế nhập khẩu. Trong trường hợp Qúy khách cần kiểm tra chắc chắn mã Hs code trước khi nhập về thì có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn nhé. Chúng tôi không chỉ kiểm tra miễn phí mã Hs code cho Qúy khách mà còn tư vấn thủ tục nhập khẩu như thế nào và các lưu ý kèm theo ở hiện tại.
Hiện nay, có nhiều loại đèn Led nên cũng sẽ có nhiều loại mã Hs code khác nhau như:
- Đèn dây LED.
- Đèn led âm trần.
- Đèn LED rọi ray.
- Đèn Bulb LED.
- Đèn tuýp led.
- Đèn LED panel.
- Đèn pha LED.
- Đèn đường.
Các loại đèn Led trên sẽ nằm trong chương 85 và 94 nên cần thiết hiểu rõ và phân biệt được hàng của mình là loại gì, tính chất như thế nào để áp mã Hs cho đúng. Sau đây là cách phân biệt để Qúy khách tham khảo.
1. Các loại đèn Led nằm trong nhóm 85.39
- Bao gồm đèn LED ở dạng bóng đèn có phần đuôi (ví dụ, đuôi xoáy, đuôi ngạnh hay bi-pin) để gắn vào đui đèn như được mô tả tại chú giải chi tiết HS: “Ánh sáng của những đèn này được tạo ra bởi một hoặc nhiều đi ốt phát quang (LED), những đèn này gồm lớp vỏ bằng thủy tinh hoặc plastic, một hoặc nhiều đi ốt phát quang, mạch để chỉnh lưu dòng xoay chiều và chuyển đổi điện áp về mức các đi ốt phát quang có thể sử dụng được, và phần đuôi (ví dụ, loại đuôi xoáy (screw), đuôi ngạnh (bayonet) hay bi-pin) để gắn vào đui đèn. Một số loại đèn có thể có phần tản nhiệt. Những đèn này có nhiều hình dạng, ví dụ hình cầu (có hoặc không có cổ); hình quả lê hoặc củ hành, hình ngọn lửa; ống (thẳng hoặc cong); hình dạng đặc biệt để chiếu sáng, trang trí, cây giáng sinh…”
2. Các loại đèn Led nằm trong nhóm 94.05
- Bao gồm đèn, bộ đèn LED hoàn chỉnh, có dây điện kết nối với nguồn điện, không ở dạng bóng đèn có đuôi như mô tả nêu trên tại nhóm 85.39.
Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn led sẽ phải chịu 2 loại thuế chính là: Thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu. Trong đó, thuế giá trị gia tăng là 10%. Thuế suất nhập khẩu ưu đãi đèn led hiện hành là từ 0-30%.
III. Thủ tục nhập khẩu đèn Led
Hiện tại, quy định các văn bản pháp luật về nhập khẩu đèn Led khá dài, nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp. Chúng tôi hiểu điều đó gây khó hiểu cho Qúy khách, vậy nên chúng tôi sẽ tổng hợp một cách dễ hiểu nhất và tóm gọn nhất cho Qúy khách như sau nhé
Cơ bản rằng, khi nhập khẩu thủ tục đèn Led có 2 thủ tục cần chú ý:
- Kiểm tra chất lượng nhà nước để làm chứng nhận hợp quy (QCVN 19:2019/BKHCN)
- Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc (TCVN 11844:2017)
Tuy nhiên, không phải rằng khi nhập khẩu đèn Led về Việt Nam lúc nào cũng thực hiện cả 2 thủ tục trên, doanh nghiệp cần kiểm tra xem loại đèn Led mình nhập khẩu về có nằm trong văn bản pháp luật của 2 thủ tục trên hay không nhé. Nếu nằm trong quy định văn bản pháp luật nào thì làm cái đó nhé.
Đầu tiên, Qúy khách kiểm tra xem hàng của mình cần kiểm tra chất lượng nhà nước để làm chứng nhận hợp quy (QCVN 19:2019/BKHCN)
Thứ hai, Qúy khách cần kiểm tra xem hàng mình có cần làm kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc (TCVN 11844:2017) như sau:
- Về công suất: Nhỏ hơn 60W và có điện áp định danh không quá 250V và dùng cho mục đích thông dụng, ví dụ như đèn Led chiếu sáng văn phòng, nhà ở sẽ cần kiểm tra hiệu suất năng lượng và dãn nhãn. Còn lại nếu mục đích chiếu sáng công cộng, đèn đường thì không cần làm nhé
- Bóng đèn Led có balat lắp liền có đầu đèn E27, B22
- Bóng đèn Led 2 đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13
Nếu Qúy khách cảm thấy bối rối hoặc cần chúng tôi tư vấn về thủ tục hải quan nhập khẩu đèn Led thì xin Qúy khách liên hệ…
1. Bộ hồ sơ để làm thủ tục hải quan nhập khẩu Đèn LED
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List);
- Vận đơn đường biển (Bill of Lading);
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract);
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O);
- Tờ khai Hải quan;
- Đơn đăng ký công bố dán nhãn năng lượng;
- Bản công bố hợp chuẩn;
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.
2. Quy trình nhập khẩu đèn Led trang trí tại Vestal
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng trên hệ thống 1 cửa quốc gia
Kiểm tra chất lượng là thủ tục cần phải phải thực hiện đối với một số mặt hàng đèn Led sau thông quan. Về hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các chứng từ sau:
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng theo mẫu;
- Hợp đồng mua hàng (Sales contract);
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
- Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list): 1 bản chụp;
- Vận tải đơn (Bill of Lading): bản gốc hoặc bản chụp;
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của các tổ chức cá nhân nhập khẩu;
- Và một số giấy tờ khác (nếu có).
Bước 2: Đăng ký kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng
Đây là bước được thực hiện với những mặt hàng đèn Led phải tiến hành kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện theo hướng dẫn của Cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Mở tờ khai hải quan
Doanh nghiệp sẽ tiến hành khai tờ khai hải quan điện tử, điền các thông tin cần thiết và sau đó đi mở tờ khai ở chi cục Hải quan
Bước 4: Test và làm chứng nhận hợp quy cùng lúc đăng ký dán nhãn năng lượng
Qúy khách có thể xin công văn kéo hàng về kho bảo quản, doanh nghiệp có thể mang mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm để kiểm tra về chất lượng, hiệu suất năng lượng của loại đèn nhập về để làm chứng nhận hợp quy cho sản phẩm.
Theo quy định Khoản 1, Điều 5, Thông tư 36/2016/TT-BCT thì “Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương..”. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy công bố nhãn dán năng lượng cho sản phẩm đèn LED;
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model đèn LED;
- Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
- Mẫu nhãn dán năng lượng dự kiến.
Bước 5: Công bố hợp quy
Căn cứ vào Thông tư 08/2019/TT-BKHCN và Quy chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN thì các sản phẩm đèn LED khi nhập khẩu đều phải làm hợp quy, kiểm tra chất lượng trước khi bán ra ngoài thị trường.
Về hồ sơ xin công bố hợp quy doanh nghiệp cần chuẩn bị một số giấy tờ như:
- Bản công bố hợp chuẩn theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Giấy đăng ký kinh doanh (Bản sao);
- Tiêu chuẩn áp dụng (Sao y bản chính);
- Kết quả chứng nhận (Sao y bản chính).
Bước 6: Dán tem hợp quy (CR) và nhãn năng lượng trước khi lưu thông ra thị trường.
Cuối cùng, trước khi lưu thông đèn Led ra thị trường thì doanh nghiệp cần tiến hành dán nhãn năng lượng, tem hợp quy và một số tem phụ khác (nếu có) cho sản phẩm.
IV. Những lưu ý khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu đèn Led
Mời các bạn điểm qua một vài lưu ý của chúng tôi như sau nhé:
- Đèn Led tháo rời có thể coi là bộ phận Led
- Đèn chùm nếu không có mắt Led hoặc không có bóng Led thì chưa được gọi là đèn Led
- Kiểm tra hiệu suất năng lượng và kiểm tra chất lượng thì đăng kí cho Model sử dụng lâu dài, thông thường là 3 năm
- Kiểm tra chất lượng cho đèn Led thì kiểm tra theo tưng lô hàng
- Đèn Led sử dụng nguồn điện riêng, không đấu nối trực tiếp vào điện lưới thì không cần dán nhãn hiệu suất năng lượng
Bài viết trên chia sẽ kinh nghiệm nhập khẩu đèn Led của chúng tôi, hy vọng rằng bài chia sẽ hữu ích đến Qúy khách. Quy định nhập khẩu đèn Led có thể thay đổi, vì thế để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí thì Qúy khách có thể liên hệ chúng tôi nhé!
Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Biển Vestal Shipping
- Địa Chỉ: 157 Đào Duy Anh, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0913 792 345 (Ms.Amy Tho) – 0919 060 101 (Mr.Phú)
- Wesbite: https://vestalshipping.com.vn/