- Quý khách có kế hoạch nhập khẩu camera giám sát để phục vụ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam?
- Thủ tục nhập khẩu camera như thế nào, có khó khăn gì hay không?
- Thuế suất nhập khẩu về Việt Nam như thế nào?
- Quý khách cần tìm công ty logistics chuyên nhập khẩu camera để được tư vấn?
Để giải đáp các thắc mắc trên của Qúy khách, Vesal Shipping chúng tôi sẽ chia sẽ các kiến thức, quy trình và nhưng lưu ý gặp phải khi nhập khẩu Camera nhé!
>> Xem thêm:
Thủ tục nhập khẩu Đèn Led các loại
I. Nhu cầu nhập khẩu Camera hiện nay
Camera thực chất là tên gọi chung của các thiết bị ghi hình động và tĩnh. Trong đó, thiết bị ghi hình tĩnh chính là các loại máy ảnh, còn ghi hình động chính là các loại máy quay phim.
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc bảo vệ an ninh là điều thật sự cần thiết. Một trong những công cụ hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn là camera giám sát. Nhu cầu sử dụng camera quan sát ngày càng cao và hệ thống bảo mật này ở mọi nơi như siêu thị, trung tâm thương mại, công ty, nhà máy đến các hộ gia đình nhỏ nên thị trường cho sản phẩm này vô cùng sôi động. Với thị trường đang sôi động như vậy nên không ít Doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu camera từ nước ngoài về để phục vụ nhu cầu nội địa.
Camera được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như: Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Nhưng thủ tục nhập khẩu camera thì lại giống nhau về quy trình. Thủ tục nhập khẩu camera có hai loại, đó là:
- Thủ tục nhập khẩu camera có giấy phép nhập khẩu
- Thủ tục nhập khẩu camera không phải xin giấy phép
II. Quy định pháp luật nhập khẩu Camera
Thủ tục nhập khẩu Camera được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây:
- Thông tư 30/2011/TT-BTTTT cấp ngày 31/10/2011;
- Thông tư 15/2014/TT-BTTTT cấp ngày 15/11/2014;
- Thông tư số 14/2015/TT-BTC cấp ngày 30/01/2015;
- Công văn 20/BTTTT-CNTT cấp ngày 07/01/2015;
- Thông tư 38/2015/TT-BTC cấp ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC cấp ngày 20/04/2018;
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP được cấp ngày 15/05/2018;
- Thông tư 15/2018/TT-BTTTT cấp ngày 15/11/2018.
=> Từ nội dung những văn bản pháp luật trên thì mặt hàng camera không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, một số loại camera khi nhập khẩu cần phải xin giấy phép nhập khẩu từ Bộ Thông tin và Truyền thông như:
- Camera ghi hình ảnh sử dụng cho lĩnh vực phát thanh;
- Camera số hoặc tương tự;
- Webcam
- Camera truyền hình;
- Camera kỹ thuật số khác sử dụng cho truyền hình, camera số, camera quan sát, ghi hình ảnh;
- Bộ phận dùng cho máy camera số hoặc máy ghi video camera.
III. Mã Hs code và thuế suất nhập khẩu Camera
Hiện nay có rất nhiều loại camera với tính chất, công dụng khác nhau, vì thế mã Hs code cũng sẽ khác nhau. Việc xác định mã Hs code đúng rất quan trọng vì để tránh bị phạt và xác định đúng mức thuế để doanh nghiệp ước lượng chi phí. Chúng tôi là đơn vị đã làm qua mặt hàng này vì thế Qúy khách có thể yên tâm tin tưởng dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu Camera của công ty chúng tôi.
Mã Hs code của thiết bị phát dùng cho phát thanh vô tuyến hoặc truyền hình thuộc nhóm 8525
1. Mã HS Camera truyền hình, camera ghi hình ảnh và camera kỹ thuật số:
- 8525 6000: Thiết bị thu gắn liền với thiết bị phát.
- 8525 5000: Mã của thiết bị phát.
- 8525 8010: Mã HS code của Webcam.
- 8525 80: Camera truyền hình, camera ghi hình ảnh và camera kỹ thuật số.
2. Mã HS Camera ghi hình ảnh
- 8525 8039: Loại khác
- 8525 8040: Camera truyền hình
- 8525 8031: Mã của loại camera sử dụng cho cho mục đích phát thanh.
3. Mã HS code của các loại camera kỹ thuật số khác
- 8525 8051: Loại phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số (DSLR).
4. Mã Hs của các phụ kiện cho camera
- 8529: Bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các thiết bị thuộc các nhóm từ 8525 đến 8528;
- 8529 1040: Bộ lọc và tách tín hiệu Anten;
- 8529 1021: Camera sử dụng cho máy thu truyền hình;
- 8529 9040: Camera số hoặc camera ghi hình ảnh;
- 8529 9020: Mã Hs code của bộ giải mã;
- 8529 1030: Anten vệ tinh, anten lưỡng cực và các loại anten roi sử dụng cho máy thu hình hoặc máy thu thanh.
5. Thuế nhập khẩu Camera các loại
- Thuế VAT: 10%
- Thuế nhập khẩu: 0-10% tùy loại, tính chất của camera
IV. Quy trình thủ tục nhập khẩu Camera
1. Hồ sơ nhập khẩu Camera cần chuẩn bị như sau:
- Tờ khai hải quan;
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
- Vận đơn (Bill of lading);
- Danh sách đóng gói (Packing list);
- Hợp đồng thương mại (Sale contract);
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;
- Chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Catalog (nếu có).
2. Quy trình thủ tục nhập khẩu Camera
Căn cứ vào thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, được sửa đổi và bổ sung bởi thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Dưới đây là tóm tắt quy trình cụ thể để nhập khẩu camera.
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
- Chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ nhập khẩu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra bộ hồ sơ miễn phí trước khi khai báo
- Khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm Vnaccs.
- Khai báo tờ khai hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng để tránh phí phạt từ hải quan.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
- Hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai (luồng xanh, vàng, đỏ)
- Mở tờ khai bằng cách in tờ khai và mang hồ sơ xuống chi cục hải quan.
- Thực hiện mở tờ khai trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai để tránh phí phạt.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
- Cán bộ hải quan kiểm tra hồ sơ, sau đó chấp nhận thông quan tờ khai nếu không có thắc mắc.
- Đóng thuế nhập khẩu để thông quan hàng hóa.
Bước 4: Vận chuyển và sử dụng hàng hóa
- Tiến hành thanh lý tờ khai và làm thủ tục để mang hàng về kho.
- Chuẩn bị lệnh thả hàng, phương tiện vận tải và các thủ tục cần thiết để lấy hàng một cách thuận lợi.
V. Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu Camera
Trong quá trình nhập khẩu cho khách hàng chúng tôi nhận thấy rằng Qúy khách hay nhầm lẫn những vấn đề sau dẫn đến sai phạm và kéo dài thời gian thông quan như:
- Các loại camera như Webcam, camera Bluetooth, camera truyền hình, và các loại khác có khả năng truyền tải dữ liệu bằng sóng vô tuyến cần phải có giấy phép và tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật liên quan.
- Linh kiện camera đã qua sử dụng cấm nhập khẩu vào Việt Nam
- Trong quá trình nhập khẩu, việc dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP là bắt buộc và quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ.
- Nội dung nhãn mác thể hiện: tên hàng hóa, tên địa chỉ nhà sản xuất, xuất xứ hàng hóa, model mẫu mã.
- Hàng hóa phải nộp thuế mới được thông quan
VI. Thông tin liên hệ làm Thủ Tục nhập khẩu Camera
Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Biển Vestal Shipping
- Địa Chỉ: 157 Đào Duy Anh, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0913 792 345 (Ms.Amy Tho) – 0919 060 101 (Mr.Phú)
- Wesbite: https://vestalshipping.com.vn/