Máy in là thiết bị điện tử sử dụng phổ biến trong văn phòng với nhiều loại như máy in laser, máy in mã vạch, máy in phun. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm in ấn ngày càng nhiều thì máy in là một trong những mặt hàng được các Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu về Việt Nam để phục vụ mục đích kinh doanh, tiêu dùng… liên quan tới hoạt động in ấn.
Thủ tục nhập khẩu máy in có sự thay đổi những năm gần đây. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in về Việt Nam mới nhất 2024 cho Quý Doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh doanh đang quan tâm tham khảo áp dụng nhé.
>> Xem thêm:
Thủ tục hải quan nhập khẩu camera
Thủ tục hải quan nhập khẩu đèn led
I. Quy định pháp luật về thủ tục nhập khẩu máy in
Để nhập khẩu máy in, Qúy khách cần tham khảo các nghị định, thông tư, quyết định chính sách nhập khẩu máy in vào Việt Nam:
- Nghị định 60/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động in.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, quy định về thủ tục hải quan.
- Quyết định 2479/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin & Truyền thông quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Xuất bản, in và phát hành.
- Thông tư 16/2015/TT-BTTTT của Bộ Thông tin & Truyền thông hướng dẫn thực thi Nghị định 187/2013 NĐ-CP.
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Qua các văn bản pháp luật trên, máy in không nằm trong danh sách hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, điều kiện để nhập khẩu máy in, đơn vị nhập khẩu cần lưu ý một số chú ý sau:
- Với máy in đã qua sử dụng, tuổi thọ phải dưới 10 năm
- Danh mục máy in phải xin giấy phép nhập khẩu như: Máy in kỹ thuật số, offset, flexo, ống đồng, lưới, máy photo màu hoặc có chức năng photo màu
- Hàng hóa cần dán nhãn theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP
- Lưu ý xác định đúng tên hàng, tính năng, mục đích sử dụng để áp mã HS và thuế suất nhập khẩu
Khi xin giấy phép nhập khẩu bạn phải xuất trình giấy phép đăng ký kinh doanh có chức năng nhập khẩu thiết bị in hoặc nhập khẩu văn phòng phẩm như là cơ sở in, Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật, cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ
II. Mã Hs code và thuế suất máy in
Mã Hs code là dãy mã số dùng chung mô tả hàng hóa trên thế giới, 6 số đầu tiên giống nhau giữa tất cả các quốc gia trên thế giới, chỉ khác nhau ở những số đuôi.
Hiện nay, máy in nhập khẩu rất đa dạng như máy in offset, in cuộn, in nhiệt,… nên có rất nhiều mã Hs code khác nhau, tương ứng với từng mặt hàng thì sẽ có mã riêng biệt. Dựa trên biểu thuế xuất nhập khẩu thì mã Hs code máy in được quy định tại tiểu mục 8443.
Một số mã Hs code máy in:
- Máy in offset, in cuộn – Mã HS 84431100: Thuế nhập khẩu thông thường (5%), thuế nhập khẩu ưu đãi (0%), thuế VAT (10%);
- Máy in-copy, in bằng công nghệ in phun – Mã HS 84433111: Thuế nhập khẩu thông thường (5%), thuế nhập khẩu ưu đãi (0%), thuế VAT (10%);
- Máy in-copy-fax kết hợp – Mã HS 84433131: Thuế nhập khẩu thông thường (5%), thuế nhập khẩu ưu đãi (0%), thuế VAT (10%);
- Máy in phun (Loại khác) – Mã HS 84433940: Thuế nhập khẩu thông thường (7.5%), thuế nhập khẩu ưu đãi (5%), thuế VAT (10%).
Lưu ý: Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định về giảm thuế xuống 8% từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 không áp dụng với tất cả sản phẩm máy in. Vì vậy máy in nhập khẩu vẫn chịu mức thuế VAT 10%.
Nếu Qúy khách chưa chắc chắn về mã Hs code và mức thuế. Qúy khách có liên hệ chúng tôi trực tiếp để được tư vấn miễn phí về thủ tục hải quan nhập khẩu máy in nhé
III. Thủ tục nhập khẩu hàng máy in
Các bước làm thủ tục nhập khẩu máy in chúng tôi xin tóm tắt lại thành 3 giai đoạn là xin giấy phép nhập khẩu, làm thủ tục thông quan và đưa hàng nhập khẩu về kho, tương tự như rất nhiều mặt hàng khác vào Việt Nam. Dưới đây là chi tiết về thủ tục nhập khẩu dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu
Một số máy in yêu cầu giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam cần thực hiện bước này, bao gồm:
- Máy in kỹ thuật số, offset, flexo, ống đồng, lưới
- Máy photo màu hoặc có chức năng photo màu
Tổ chức, cá nhân làm thủ tục nhập khẩu nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in qua qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp tại Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành online hoặc trên trang Cổng thông tin một cửa quốc gia
Bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu số 04 tại phụ lục của nghị định số 25/2018/NĐ-CP.
- Catalogue của các thiết bị in.
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh.
- Thủ tục nhập khẩu máy in tại cơ quan Hải quan
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (không tính thứ bảy, chủ nhật), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trả lời kết quả, trong trường hợp không cấp giấy phép sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Bước 2: Làm thủ tục thông quan
Sau khi được cấp giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan nhập khẩu máy in. Đầu tiên là tiến hành khai tờ khai hải quan. Hồ sơ làm tờ khai bao gồm:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing list)
- Vận tải đơn (Bill of lading)
- Giấy giới thiệu
- Giấy phép nhập khẩu
- C/O với trường hợp hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi
- Hóa đơn cước biển
- Các chứng từ khác theo yêu cầu từ hải quan
Sau khi nhập xong tờ khai hải quan, hệ thống trả về kết quả phân luồng tờ khai. Tiến hành mở tờ khai tại chi cục hải quan. Qúy khách nên đóng thuế sau khi đã có sự xét duyệt từ cán bộ Hải Quan để tránh phát sinh thuế suất nếu bị phạt nhé
Bước 3: Đưa hàng về kho
Sau khi kiểm tra xong mặt hàng nhập khẩu và không có thắc mắc gì, cán bộ hải quan sẽ thông quan tờ khai. Doanh nghiệp tiến hành bước cuối là đóng thuế và thanh lý tờ khai, đưa hàng về kho.
IV. Lợi ích của doanh nghiệp khi lựa chọn dịch vụ thủ tục Hải quan máy in của Vestal Shipping?
- Chi phí, giá cả hấp dẫn, nhiều ưu đãi nhất thị trường ở thời điểm hiện tại.
- Kinh nghiệm trải qua nhiều mặt hàng, dày dạn, tiến hành làm thủ tục thông quan nhanh chóng, chính xác, hợp pháp.
- Đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp những rủi ro không đáng có trong suốt quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá.
- Tạo dựng được mối quan hệ rộng, đáp ứng tiến độ lưu thông hàng hoá, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
- Quy trình làm việc chuyên nghiệp, báo giá công khai, minh bạch sau khi nắm được yêu cầu của khách hàng.
V. Thông tin liên hệ dịch vụ khai báo hải quan máy in tại Vestal
Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Biển Vestal Shipping
- Địa Chỉ: 157 Đào Duy Anh, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0913 792 345 (Ms.Amy Tho) – 0919 060 101 (Mr.Phú)
- Wesbite: https://vestalshipping.com.vn/