
Máy xúc, máy đào là các loại thiết bị công nghiệp chuyên dụng trong xây dựng công trình, đường sá, nạo vét, san lấp,.. Các phương tiện này được nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu,… Đối với máy xúc, máy đào thường có 2 loại nhập khẩu vào Việt Nam: Máy xúc, máy đào đã qua sử dụng (máy cũ), Máy xúc, máy đào mới. Sau đây Vestal Shipping sẽ giải đáp các vướng mắc về thủ tục nhập khẩu máy xúc, các quy định pháp luật liên quan, mã Hs code, thuế suất và những lưu ý cần tránh…
I. Các văn bản pháp luật liên quan
Chính sách và thủ tục nhập khẩu máy xúc, máy đào vào Việt Nam được quy định trong các văn bản pháp luật sau:
- Thông tư 23/2009/TT-BGTVT (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 41/2011/TT-BGTVT) của Bộ Giao thông Vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng.
- Thông tư 23/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
- Thông tư 103/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và các vấn đề liên quan.
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
- Quyết định 18/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
Theo các văn bản pháp luật trên thì cần lưu ý như sau:

Máy xúc
- Máy xúc không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
- Máy xúc đã qua sử dụng phải tuân thủ điều kiện nhập khẩu theo Thông tư 23/2015/TT-BKHCN.
- Phải đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật trước khi thông quan.
II. Các dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu máy xúc, máy đào Vestal đảm nhận
- Tư vấn về thuế suất nhập khẩu, mã Hs code tương ứng
- Tư vấn về quy trình nhập khẩu, điều kiện nhập khẩu đối với máy cũ đã qua sử dụng
- Khai báo hải quan chuẩn xác
- Đăng ký kiểm tra chất lượng máy móc
- Nộp thuế hộ khách hàng
- Hỗ trợ 24/7 khách hàng khi cần
III. Mã Hs code và thuế suất nhập khẩu máy xúc, máy đào
Định dạng mã Hs code khi làm thủ tục nhập khẩu máy xúc, máy đào đất dựa trên chủng loại, thông số kỹ thuật của phương tiện. Mã Hs code ứng với từng loại máy và kèm theo biểu thuế nhập khẩu riêng. Mã Hs code này được quy định tại tiểu mục 8429 trong biểu thuế xuất nhập khẩu, cụ thể như sau:
Mô tả hàng hóa | Mã HS | Thuế ưu đãi (%) |
---|---|---|
Máy xúc, máy đào và máy chuyển đất bằng gàu tự xúc, máy chuyển đất bằng gàu tự xúc lắp phía trước | 84295100 | 0% |
Máy xúc, máy đào và máy chuyển đất bằng gàu tự xúc, máy có phần trên xoay 360 độ | 84275200 | 0% |
Doanh nghiệp nhập khẩu cần xác định chính xác mã Hs code theo quy định pháp luật. Trong trường hợp xác định sai, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các rủi ro tài chính và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, sản xuất.
IV. Quy trình thủ tục nhập khẩu máy xúc, máy đào
Hồ sơ thủ tục nhập khẩu máy xúc, máy đào mới và đã qua sử dụng gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng (Sale contract)
- Hóa đơn (Commercial invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Tài liệu kỹ thuật (catalogue) (nếu có) và các giấy tờ bổ sung khác theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng (đăng kiểm).
Đối với máy xúc đã qua sử dụng, cần bổ sung thêm các giấy tờ sau:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu xác nhận của công ty.
- Giấy xác nhận năm sản xuất do nhà sản xuất tại nước xuất khẩu cung cấp (trường hợp không có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – QCVN), kèm theo xác nhận của lãnh sự quán Việt Nam tại quốc gia đó.
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng
Sau khi nhận được giấy báo từ hãng tàu, người nhập khẩu có thể thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng qua Cổng thông tin một cửa quốc gia mà không cần nộp hồ sơ giấy.
Khi hồ sơ được duyệt hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ cấp số đăng ký và thông tin này sẽ được sử dụng để khai báo trên tờ khai hải quan điện tử thông qua phần mềm VNACCS.
Bước 2: Tiến hành làm thủ tục hải quan
Người khai hải quan thực hiện bước chính như sau:
- Khai và nộp tờ khai hải quan: Tờ khai được lập theo mẫu quy định và gửi qua hệ thống hải quan điện tử để cơ quan hải quan tiếp nhận và xử lý.
- Lấy kết quả phân luồng:
- Luồng xanh: tiến hành đóng thuế và thông quan ngay.
- Luồng vàng: Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ chi tiết.
- Luồng đỏ: Sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ giấy, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 3: Chuyển hàng về kho bảo quản
Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ và thuế nhập khẩu, nếu cơ quan hải quan xác nhận hồ sơ hợp lệ và thuế đã được thanh toán, lô hàng sẽ được phép đưa về kho bảo quản để tiến hành đăng kiểm và kiểm tra thực tế.
Cán bộ đăng kiểm có thể kiểm tra hàng hóa tại hai địa điểm sau:
- Kho riêng của chủ hàng
- Bãi cảng tàu dỡ hàng
Với hàng đóng container như: máy xúc có kích thước nhỏ, Qúy khách nên đưa về kho riêng để thực hiện đăng kiểm giúp thuận tiện cho việc lắp đặt chạy thử và giảm phí lưu bãi tại cảng.
Nếu muốn tạm thời đưa hàng về kho bảo quản trong khi chờ đăng kiểm, cần nộp hồ sơ đề nghị hải quan xem xét và phê duyệt. Hồ sơ bao gồm:
- Công văn xin mang hàng về kho riêng (theo mẫu số 09/BQHH/GSQL quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC).
- Sơ đồ thiết kế kho lưu bãi.
- Giấy thẩm định phòng cháy chữa cháy của kho.
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho bãi (ví dụ: Hợp đồng thuê kho hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Bước 4: Thực hiện kiểm tra đăng kiểm thực tế

Thủ tục nhập khẩu máy xúc
Sau khi hàng được chuyển về kho riêng, tiến hành lắp đặt và kiểm tra các thông tin quan trọng như số khung, số máy để đảm bảo tính chính xác và phù hợp với hồ sơ đăng ký. Khi mọi thứ ổn, mời cán bộ đăng kiểm đến kiểm tra hàng hóa thực tế. Nếu sử dụng dịch vụ của Vestal chúng tôi, chúng tôi sẽ thông báo thời gian đăng kiểm và chi phí dịch vụ với Qúy khách.
Tùy thuộc vào khu vực nhà xưởng, kho riêng mà cán bộ đăng kiểm sẽ đến kiểm tra và thu lệ phí đi lại.
Trong trường hợp rút máy xúc từ container để lắp đặt chạy thử ngay tại cảng, sau đó gửi hàng tại bãi cảng để kiểm tra thực tế. Thời gian xử lý và trả kết quả kiểm định thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày làm việc.
Bước 5: Hoàn tất thủ tục thông quan hàng hóa
Khi có kết quả kiểm định trực tuyến, chúng tôi sẽ lập tức thông báo cho cán bộ hải quan kiểm tra trên hệ thống và tiến hành hoàn tất thủ tục thông quan.
Lưu ý: Trong quá trình chờ thông quan, chủ hàng không được phép sử dụng hoặc mua bán hàng hóa. Mọi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
V. Những lưu ý khi nhập khẩu máy xúc, máy đào vào Việt Nam
Các lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu máy xúc, máy đào về Việt Nam như sau:
- Hiện chưa có quy định chính thức về tuổi thiết bị đối với trường hợp máy xúc, máy đào đã qua sử dụng.
- Các linh kiện máy xúc, máy đào đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu.
- Thuế nhập khẩu đối với máy xúc, máy đào đã qua sử dụng được áp dụng tương tự như máy mới.
- Đối với lô hàng không thuộc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), cần cung cấp giấy xác nhận từ đơn vị bán và xác nhận của lãnh sự quán Việt Nam tại nước xuất khẩu.
- Đảm bảo đầy đủ các chứng từ, giấy tờ hợp lệ theo quy định pháp luật để tránh tình trạng chậm trễ và các chi phí phát sinh.
Trên đây là tóm tắt về quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu máy xúc, máy đào. Hy vọng rằng bài viết mang lại nhiều kiến thức tổng quan cho Qúy khách. nếu Qúy khách có bất kỳ thắc mắc gì đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi nhé.
VI. Liên hệ tư vấn thủ tục hải quan
Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Biển Vestal Shipping

Đội ngũ nhân viên Vestal
- Địa Chỉ: 157 Đào Duy Anh, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0913 792 345 (Ms.Amy Tho) – 0919 060 101 (Mr.Phú)
- Wesbite: https://vestalshipping.com.vn/
- FB: https://www.facebook.com/vestalshipping/