Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi tại Việt Nam không ngừng phát triển, nhu cầu nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chất lượng cao ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi không chỉ đơn thuần là vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về mà còn phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về pháp lý, kiểm định và khai báo hải quan. Vậy làm thế nào để thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chăn nuôi một cách nhanh chóng và hiệu quả? Hãy cùng Vestal tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Table of Contents

I. Điều kiện thực hiện các thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Điều kiện đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần đạt chuẩn các quy định sau để có thể nhập khẩu về Việt Nam:

  • Có chất lượng đạt tiêu chuẩn đã công bố, quy chuẩn kỹ thuật đối với các loại thức ăn chăn nuôi hỗn hợp
  • Có nhãn hiệu hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi theo quy định công bố
  • Thức ăn chăn nuôi được được sản xuất tại cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp

2. Điều kiện đối với cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Đối với các cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Cần phải có kho hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của luật pháp và khuyến nghị của các tổ chức, cá nhân cung cấp.

Chỉ có các sản phẩm được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ mới được phép nhập khẩu. Trong trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, dùng cho mục đích trưng bày tại hội chợ, triển lãm, thử nghiệm, nghiên cứu, hoặc sản xuất, gia công xuất khẩu,… thì đều cần phải có sự cấp phép của Bộ trưởng.

Hoàn tất thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Hoàn tất thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

II .Chính sách thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi hiện nay

Để nắm rõ được quy định pháp luật hiện hành cho mặt hàng này như thế nào. Xin mời Qúy khách đọc tham khảo các văn bản pháp luật dưới đây:

  • Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: hướng dẫn Nghị định về mua bán hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản;
  • Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT: danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam;
  • Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT (sửa đổi bằng Thông tư 50/2014) về quản lý thức ăn chăn nuôi.

Đối với các doanh nghiệp đang thắc mắc về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi hay các sản phẩm thức ăn cho thuỷ sản, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi cần những gì? Mặt hàng Qúy khách nhập khẩu có thể được chia thành 2 nhóm mặt hàng chính như sau:

1. Sản phẩm không nằm trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam.

Doanh nghiệp có thể tra cứu bằng cách vào Cổng thông tin dịch vụ trực tuyến của Bộ NN&PTNT. Trên thanh công cụ,  lựa chọn “DMTACN NHẬP KHẨU” -> Tiếp tục ấn vào Theo thông tư 26/2012, hoặc Sau thông tư 26/2012. Ở mỗi thông tư sẽ có file chi tiết kèm theo, doanh nghiệp có thể tải về để tra cứu mặt hàng mà mình muốn nhập đã nằm trong danh mục hàng hoá được lưu hành tại Việt Nam chưa. Với mặt hàng mà bạn nhập về đã có trong danh mục đã được quy định trong thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT hoặc danh mục bổ sung (nếu có), khi muốn được nhập khẩu về sản xuất hoặc tiêu thụ thì cần thực hiện theo hai bước dưới đây.

Bước 1: Làm thủ tục công nhận chất lượng

Làm thủ tục công nhận chất lượng của thức ăn chăn nuôi gia súc để được phép lưu hành ở Việt Nam. Sau khi đã có công nhận thì doanh nghiệp nhập khẩu mới đạt điều kiện được phép lấy mẫu kiểm tra chất lượng. Nơi nhận thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Ở bước đầu tiên này đó là Cơ quan nhận hồ sơ là Tổng cục Thủy sản (với thức ăn cho tôm cá) hoặc Cục Chăn nuôi (cho gia súc gia cầm).

Hồ sơ cần chuẩn bị những nội dung như sau:

  • Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do.
  • Chứng nhận của các hệ thống quản lý chất lượng như ISO, GMP, HACCP, hoặc các chứng nhận tương đương từ cơ sở sản xuất.
  • Bản mô tả thông tin sản phẩm với chi tiết về thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng, cũng như các chỉ tiêu về chất lượng và an toàn theo quy định của Bộ.
  • Bản tiêu chuẩn sản phẩm công bố áp dụng, nhãn phụ tiếng Việt theo quy định.
  • Phiếu kết quả kiểm định chất lượng và an toàn của sản phẩm từ phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức công nhận quốc tế/khu vực chấp thuận hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận.
  • Mẫu nhãn sản phẩm cung cấp bởi tổ chức hoặc cá nhân sản xuất.

Bước 2: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Khi đã có được Công nhận chất lượng, hàng hoá được về cảng, doanh nghiệp cần mời cơ quan kiểm định có thẩm quyền như Quacert, Quatest.. lấy mẫu sản phẩm để kiểm tra. Ngoài ra có thể doanh nghiệp còn sẽ phải làm giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc thực vật. Nếu như nó đạt yêu cầu thì doanh nghiệp mới được tiếp tục làm thủ tục thông quan. Còn nếu như lô hàng đó không đạt thì sẽ phải tái xuất trả

2 Sản phẩm nằm trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam

Với loại thức ăn này thì thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sẽ đơn giản hơn. Khi nhập khẩu doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục kiểm tra chất lượng khi làm thủ tục với hải quan. Còn đối với những mặt hàng thức ăn chăn nuôi muốn được lưu hành thì cần phải đáp ứng 3 điều kiện dưới đây thì mới được phép lưu hành tại Việt Nam (Điều 5.2 – Thông tư 50/2014 nêu trên):

  • Công bố tiêu chuẩn áp dụng (dành cho chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) và công bố hợp quy
  • Kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi

Hồ sơ xin Công nhận đủ điều kiện lưu hành quy định trong Điều 5.3 Thông tư 50.  làm được thủ tục này cũng sẽ mất nhiều thời gian và chi phí. Dù vậy doanh nghiệp vẫn phải làm thì mới nhập được hàng hoá. Thế nhưng chỉ cần làm 1 làn hồ sơ này, những lần sau khi nhập hàng các bạn sẽ không phải làm thêm lần nữa.

III. Mã Hs code và thuế suất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Mã Hs code Mô tả
Thức ăn chó mèo
23091010 Mã hs thức ăn cho chó hoặc mèo, đã đóng gói để bán lẻ có chứa thịt.
23091090 Mã hs thức ăn cho chó hoặc mèo, đã đóng gói để bán lẻ loại khác.
Thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm
23099011 Mã hs thức ăn gia cầm.
23099012 Mã hs thức ăn cho lợn.
Thức ăn chăn nuôi khác
23099013 Mã hs thức ăn cho tôm.
23099014 Mã hs thức ăn cho động vật linh trưởng.
23099019 Mã hs thức ăn chăn nuôi khác.
Chất bổ trợ thức ăn
23099020 Mã hs chất tổng hợp, chất bổ sung thức ăn hoặc phụ gia thức ăn.
23099090 Mã hs thức ăn chăn nuôi loại khác

Mã Hs code cho thức ăn chăn nuôi thuộc nhóm 2309.

  • Thuế nhập khẩu của thức ăn chăn nuôi từ 0% đến 7%,
  • Thuế VAT là 0%. Mức thuế nhập khẩu trên là thuế ưu đãi, ngoài ra còn có thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại.

IV. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tại Vestal

Quy trình hoàn tất thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi được Vestal Shipping tóm tắt như sau:

1. Chuẩn Bị Hồ Sơ Nhập Khẩu

Để thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng mua bán (Sales Contract): Là cơ sở pháp lý giữa bên nhập khẩu và nhà cung cấp.
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Xác định giá trị hàng hóa nhập khẩu.
  • Vận đơn (Bill of Lading): Chứng từ vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất khẩu đến Việt Nam.
  • Danh sách đóng gói (Packing List): Liệt kê chi tiết loại, số lượng và đóng gói của lô hàng.
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (Certificate of Origin): Để xác định ưu đãi thuế (nếu có).
  • Giấy phép nhập khẩu: Một số loại thức ăn chăn nuôi cần có giấy phép từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm: Chứng minh chất lượng và an toàn của sản phẩm.

2. Đăng Ký Kiểm Tra Chất Lượng

Theo quy định, thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng trước khi thông quan. Quy trình này bao gồm:

  • Nộp hồ sơ kiểm tra: Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ kiểm tra tại các cơ quan được chỉ định như Cục Chăn nuôi hoặc cơ quan kiểm định khác.
  • Lấy mẫu kiểm tra: Hàng hóa sẽ được lấy mẫu để kiểm nghiệm các tiêu chí như dinh dưỡng, độ an toàn và hàm lượng hóa chất.
  • Chờ kết quả kiểm định: Thời gian kiểm tra thường mất 5-7 ngày làm việc.

3. Khai Báo Hải Quan

Doanh nghiệp cần khai báo hải quan qua hệ thống hải quan điện tử VNACCS/VCIS với các thông tin sau:

  • Mã HS code của sản phẩm.
  • Thông tin chi tiết về loại thức ăn chăn nuôi, số lượng, giá trị, và xuất xứ.
  • Đính kèm hồ sơ nhập khẩu đã chuẩn bị.

Sau khi nộp hồ sơ, hệ thống sẽ phân luồng tờ khai:

  • Luồng xanh: Được thông quan ngay lập tức.
  • Luồng vàng: Cần kiểm tra hồ sơ.
  • Luồng đỏ: Cần kiểm tra cả hồ sơ và hàng hóa thực tế.

4. Hoàn Tất Thủ Tục Và Nộp Thuế

Khi hồ sơ đã được chấp thuận, doanh nghiệp cần:

  • Nộp thuế nhập khẩu và VAT: Mức thuế tùy thuộc vào loại thức ăn chăn nuôi và xuất xứ hàng hóa.
  • Nhận hàng tại cảng: Sau khi hoàn tất các thủ tục, bạn có thể nhận hàng tại cảng hoặc kho bãi.

5. Mang Hàng Về Bảo Quản và Sử Dụng

  • Thanh Lý Tờ Khai: Hoàn tất các thủ tục cần thiết để mang hàng về kho, bao gồm lệnh giao hàng và phiếu lấy hàng tại cảng.
  • Bảo Quản và Sử Dụng: Chuẩn bị mọi công đoạn để đảm bảo hàng hóa được mang về kho một cách suôn sẻ, tránh trường hợp tờ khai đã được thông quan nhưng có lệnh từ hãng tàu giữ hàng tại cảng.

V. Một Số Lưu Ý Khi Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi

1. Lựa Chọn Đúng Mã HS Code

Mã HS code xác định loại thức ăn chăn nuôi và mức thuế nhập khẩu áp dụng. Doanh nghiệp cần tra cứu chính xác mã HS để tránh sai sót trong khai báo.

2. Tuân Thủ Danh Mục Thức Ăn Chăn Nuôi Được Phép Nhập Khẩu

Chỉ những loại thức ăn chăn nuôi nằm trong danh mục được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt mới được phép nhập khẩu.

3. Đáp Ứng Tiêu Chuẩn Chất Lượng

Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và không chứa các chất cấm theo quy định của Việt Nam.

VI. Các Câu Hỏi Doanh Nghiệp Thường Hỏi Vestal

1. Thời Gian Thông Quan Thức Ăn Chăn Nuôi Là Bao Lâu?

Thông thường, quy trình thông quan mất từ 5-10 ngày làm việc, bao gồm cả thời gian kiểm định chất lượng.

2. Chi Phí Thực Hiện Thủ Tục Hải Quan Là Bao Nhiêu?

Chi phí bao gồm thuế nhập khẩu, VAT, phí kiểm định, và phí dịch vụ (nếu sử dụng dịch vụ khai báo hải quan).

3. Có Phải Kiểm Tra Thực Tế Hàng Hóa Không?

Điều này tùy thuộc vào luồng tờ khai (xanh, vàng, hoặc đỏ). Luồng đỏ sẽ yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa.

VII. Thông tin liên hệ dịch vụ khai báo hải quan thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Biển Vestal Shipping

  • Địa Chỉ: 157 Đào Duy Anh, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0913 792 345 (Ms.Amy Tho) – 0919 060 101 (Mr.Phú)
  • Wesbite: https://vestalshipping.com.vn/
5/5 - (1 bình chọn)

VESTAL SHIPPING SERVICES CO.,LTD

Zalo

Wechat

Whatsapp

Viber

GLOBAL OFFICES

OMAN

INDIA

UAE

CAMBODIA

OFFICE IN VIETNAM

HANOI

HAI PHONG

BINH DUONG

DANANG

DONG NAI

QUANG NGAI

Vestal Shipping Services
Logo